Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng làm thế nào để nâng cao được kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc? Hay kỹ năng giao tiếp và thương lượng với đối tác trong kinh doanh cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nào để đảm bảo luôn suôn sẻ? Sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng một khi đã sở hữu được kỹ năng giao tiếp tốt thì chắc chắn “vũ khí” lợi hại đó sẽ giúp bạn đánh bại được mọi đối thủ! Hãy theo dõi bài viết sau đây, chắc chắn những chia sẻ đến từ chuyên gia Đặng Tiến Dũng sẽ giúp bạn chinh phục mọi khách hàng cũng như đối tác!
5 Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bắt buộc phải nắm!
Biết lắng nghe
Bất kì cuộc giao tiếp nào cũng cần phải có trao đổi thông tin giữa người nghe và người nói. Và việc lắng nghe trở thành “công cụ” tất yếu để giúp bạn nhận lấy thông tin từ người truyền nó. Nhưng phải đúng nghĩa là lắng nghe có ý thức, tập trung và thông qua tâm trí. Việc lắng nghe giúp hầu hết các cuộc trao đổi hạn chế tối đa được vấn đề hiểu lệnh hướng. Đồng thời giúp bạn hiểu nhanh và khai thác đa chiều các thông tin.
Kỹ năng lắng nghe thật sự cần thiết khi thương lượng trong kinh doanh, hoặc giao tiếp với đối tác. Liệu có đủ tin tưởng để bắt tay hợp tác với một công ty nào đó mà chủ doanh nghiệp còn chẳng lắng nghe mình nói? Hãy luôn ghi nhớ rằng nghe chỉ là một khả năng, nhưng lắng nghe lại thuộc về phần kỹ năng. Và chắc chắn kỹ năng nào cũng cần phải được rèn luyện và nâng cao từng ngày!
Sử dụng ngôn từ chính xác và đạt chuẩn mực – Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không phải ai cũng biết!
Sử dụng cách nói chuyện gần gũi, thân thiện sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo được thiện cảm với đối tác. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc dùng ngôn từ bừa bãi trong kinh doanh. Đặc biệt là trong những trường hợp khách hàng giữ chức vụ quan trọng hoặc độ tuổi chênh lệch với bạn quá lớn. Điều này sẽ làm cho họ cảm thấy khó chịu, hoặc không được tôn trọng.
Chẳng cần phải sử dụng những ngôn từ hoa mỹ, làm người nghe cảm thấy khó hiểu và lòng vòng. Song hãy cố gắng nói ngắn gọi, xúc tích và lịch thiệp nhất có thể. Như vậy không những ghi điểm trong mắt người đối diện. Mà còn giúp họ cảm thấy được rằng, người chăm chút trong lời ăn tiếng nói sẽ thường sở hữu tính tình cẩn trọng, nghiêm túc trong công việc. Và tất nhiên, kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh tốt chắc chắn sẽ giúp bạn nhận được những hợp đồng đáng giá đấy! Cũng như nhiều cách thức trên, bạn phải luyện tập và thực hành mỗi ngày. Có thể tìm đọc các loại sách có liên quan đến việc ăn nói, hỗ trợ kỹ năng giao tiếp.
Ghi nhớ và xưng tên đối tác
Để đạt được kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc với đối tác hoặc khách hàng. Một vài lần gặp tiếp theo để rút ngắn khoảng cách. Cũng như thể hiện sự quan tâm đến với họ bạn có thể xưng tên. Xưng tên cá nhân sẽ là âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn nghe. Việc xưng hô đặc biệt như vậy.sẽ giúp họ cảm thấy bạn nhìn nhận họ bằng tư cách cá nhân nói riêng. Chứ không hề như những đối tượng khách hàng chung chung khác.
Cần phải lưu ý một điều là đừng dùng tên riêng quá thường xuyên. Bởi đây là giao tiếp trong kinh doanh. Không nên quá thân mật, gây khó chịu cho đối tác. Chỉ nên mở đầu lời chào hỏi, cảm ơn hoặc tạm biệt mà thôi!
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh nên ghi nhớ – Biết cách đặt câu hỏi
Khi thương lượng hoặc trao đổi thông tin trong kinh doanh việc đặt câu hỏi giữ vai trò vô cùng quan trọng. Việc này giúp kết nối nhiều yếu tố trên chẳng hạn như tập trung lắng nghe, chú ý và chú tâm đến vấn đề thảo luận. Đồng thời chúng cũng giúp bạn thu thập thêm những thông tin cần thiết để tích luỹ, học hỏi hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình hơn.
Song câu hỏi được đặt ra phải đúng hướng, không lạc đề. Chỉ tích gọn câu hỏi, tầm 2 đến 3 câu mà thôi. Và tất nhiên phải tinh tế! Điểm cộng của kỹ năng này còn giúp bạn nâng cao thiện cảm với người đối diện. Đồng thời cũng cho đối tác biết rằng bạn hiểu rõ vấn đề.
Đừng tranh biện
Đây là một chắc chắn là một giao dịch để thoả mãn người mua và người bán. Do đó cần phải lắng nghe và trao đổi trong tâm thế tôn trọng đối phương. Đây không phải là một cuộc thi hùng biện. Đối tác đôi khi không hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đưa ra những câu hỏi hoặc nhận định sai lầm. Nhưng không có nghĩa là bạn phải nói gay gắt và giành phần thắng về việc đó.
Cần linh hoạt và ứng xử khôn khéo, cứ bình tĩnh nói ngắn gọn hoặc dùng ví dụ minh hoạ nào đó để trình bày dễ hiểu hơn. Chẳng hạn như “Có lẽ câu hỏi này không nằm trong dự đoán của chúng tôi. Tuy nhiên, không quá khó và cũng không mất nhiều thời gian của ông/ bà. Tôi sẽ nhờ bộ phận có chuyên môn cao hơn để giải đáp thắc mắc này! Cảm ơn khách hàng A rất nhiều vì đã dành sự quan tâm đặc biệt đến sản phẩm. Mọi thắc mắc của ông/ bà sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện về mọi mặt”.
Bạn phải lắng nghe hết ý kiến của họ. Nhẹ nhàng xin lỗi và xin được phép hỏi “Tôi có đang hiểu sai ở vấn đề này hay không?” Có rất nhiều cách để tránh việc tranh luận. Nên nhớ, bạn có thể chiến thắng trong 1 cuộc cãi vã nhưng là một kẻ thua trong mọi cuộc thương lượng công việc về sau! Cứ như vậy, thói quen này sẽ làm bạn đánh mất cơ hội của chính mình. Tất nhiên, sếp sẽ chẳng bao giờ giao công việc quan trọng với những người dễ kích động như thế cả! Kiềm chế cảm xúc, làm chủ mọi vấn đề bạn nhé.
Kết
Các kỹ năng liên quan trong bài viết: kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc hoặc kinh doanh, kỹ năng giao tiếp với đối tác và thương lượng đều phải được lưu ý và cải thiện mỗi ngày. Tất cả những người thành công đều không chỉ có gắng nâng cao trình độ, năng lực. Mà còn mài dũa khả năng sử dụng ngôn ngữ, cải thiện giọng nói và nhiều kỹ năng cần thiết khác. Nếu bạn có ý thức sự thành công thì nhất định phải luyện tập ngay từ bây giờ.
Để mọi ước mơ đều trở thành sự thật, hãy nhanh chóng tìm người dẫn dắt bạn ngay từ bây giờ. Chuyên gia Đặng Tiến Dũng hiểu được xứ mệnh và sẵn sàng tiến lên cùng bạn. Đừng ngần ngại, 80% liên hệ với chúng tôi đã thấy sự quyết tâm của chính mình!
Video sau đây chia sẻ những bí quyết cực hữu ích khi bắt đầu trình bày: